Lớp 9a1 trường Hậu Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Go down 
Tác giảThông điệp
JiHoo(F5)
Chỉ huy
Chỉ huy
JiHoo(F5)


Tổng số bài gửi : 100
Join date : 23/03/2011
Age : 28
Đến từ : Ngôi nhà vui vẻ(nơi không có sự buồn bã nữa)

[NGỮ VĂN] Bài nghị luận về tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương Empty
Bài gửiTiêu đề: [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương   [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương Icon_minitimeSat Mar 26, 2011 12:44 pm

Bác Hồ mất là một sự kiện lớn làm xúc động muôn triệu trái tim Việt Nam và thế giới, làm cảm động cả đát trời: “ Trời tuôn nước mắt, đời tuôn mưa”. Hầu như nhà thơ nào cũng làm thơ khóc Bác, viếng Bác. Trong đó có nhà thơ Viễn Phương với bài Viếng lăng Bác.
Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương không chỉ là một bài thơ viếng hay khóc Bác bình thường. Bác mất năm 1969. Mùa xuân 1975 đất nước mới thống nhất, năm 1976 Viễn Phương mới tới viếng lăng Người. Như vậy là viếng Bác, khóc Bác cũng là thăm Bác. Cả ba nhập vào một chuyến đi. Một chuyến hành hương mà đồng bào chiến sĩ miền Nam chờ đợi, mong mỏi và chiến đấu trong suốt mấy chục năm trường.
Mở đầu bài thơ, tác giả tự giới thiệu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Cách xưng hô thật hồn nhiên mà tha thiết. Bác là cha cho nên mới xưng con. Nhưng con ở miền Nam lại mang một sắc thái thiêng liêng - đứa con xa vắng mặt ngày cha mất. Miền Nam là nơi đi trước về sau, nơi Bác Hồ hằng mong nhớ. “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà. Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”
Từ xa, nhà thơ vừa nhìn thấy hàng tre đã xiết bao xúc động:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Với từ con, với hình ảnh hàng tre, nhà thơ dã tạo nên một không khí thật thân thương gần gũi và thiêng liêng nơi lăng Bác.
Không gian quanh lăng Bác trở thành một không gian đặc biệt thương nhớ. Không gian thương nhớ ấy như là bất tận với thời gian, được láy đi láy lại bằng chữ ngày ngày. Dòng thời gian liên tục. Dòng người cũng như không ngừng nghỉ. Người mang hoa, người kết thành hoa dâng lên bảy mươi chín mùa xuân, dâng lên một cuộc đời chiến đấu hi sinh vì dân vì nước. Tình cảm với Bác được nén lại ở khổ thơ đầu được bày tỏ kín đáo qua cách dùng ẩn dụ: “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Bác là mặt trời, Bác như mặt trời. Bác là trời xanh, mãi mãi là trời xanh. Tất cả đều thể hiện sự bất tử của người. Nhưng đến khổ thơ thứ ba thì tình cảm mới bộc lộ một cách trực tiếp. Đó là tình thương, nỗi đau được bộc phát khi nhìn thấy Bác nằm trong lăng: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Đây là cái giật mình thảng thốt. Tất nhiên, trong nhận thức lí trí nhắc ta Bác vẫn còn sống mãi. Nhưng đây là nỗi đau nhói lên từ đáy sâu trái tim. Bác mất thật rồi. Bác không thể gặp mặt những người con miền Nam mà người hằng mong nhớ.
Khổ thơ cuối là cảm xúc trước khi ra về:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
………………………………………….
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, nỗi thương nhớ làm trào rơi nước mắt.Không phải rưng rưng, rơm rớm, mà là trào. Một cảm xúc mãnh liệt. Tình thương xót như nén giữa tâm hồn làm nảy sinh bao ước muốn. Ước muốn làm con chim hót quanh lăng bác để lại chút vui tươi nhí nhảnh bên một con người đã hi sinh cả gia đình tình riêng vì đất nước. Ước muốn làm đóa hoa tỏa hương quanh lăng. Một làn hương như thực như hư đâu đây thoang thoảng. Ước muốn làm cây tre trung hiếu quanh lăng để canh giấc ngủ cho người. Tất cả mọi ước muốn đề quy tụ vào một điểm là muốn được gần Bác mãi mãi, không rời xa.
Tóm lại, với những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa, với giọng thơ nghiêm trang thành kính, với cảm xúc hết sức chân thành, nhà thơ viễn Phương đã nói hộ cho mọi người nỗi xúc động thiêng liêng, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ - vị cha già của dân tộc.
Về Đầu Trang Go down
 
[NGỮ VĂN] Bài nghị luận về tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bài thơ Nói với con của Y Phương
» [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
» [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bé Thu(Chiếc lược ngà)của Nguyễn Quang Sáng
» [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
» [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 9a1 trường Hậu Giang :: Góc học tập :: Tài liệu học tập-
Chuyển đến