Lớp 9a1 trường Hậu Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Go down 
Tác giảThông điệp
JiHoo(F5)
Chỉ huy
Chỉ huy
JiHoo(F5)


Tổng số bài gửi : 100
Join date : 23/03/2011
Age : 28
Đến từ : Ngôi nhà vui vẻ(nơi không có sự buồn bã nữa)

[NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bài thơ Nói với con của Y Phương Empty
Bài gửiTiêu đề: [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bài thơ Nói với con của Y Phương   [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bài thơ Nói với con của Y Phương Icon_minitimeSat Mar 26, 2011 12:42 pm

''Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười''

Mở đầu bài thơ là hình ảnh một đứa trẻ đang lẫm chẫm tập đi, bên trái là mẹ, bên phải là cha. Con luôn được cha chờ, mẹ đón, chăm chút từng bước đi, từng tiếng nói, nụ cười. Gia đình luôn quấn quýt, thương yêu lẫn nhau. Trong niềm hạnh phúc đó, cha mẹ luôn nhớ về ngày cưới, 'ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời'. Cha chỉ muốn nói với con một điều thật giản dị: gia đình chính là cái nôi êm, tổ ấm để con lớn khôn và trưởng thành.
Con không chỉ có một gia đình êm ấm mà còn có cả quê hương với thiên nhiên trữ tình, với những con người tài hoa.

"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"

Người đồng mình, những con người cùng bản, cùng buôn, họ là những người cần cù trong lao động. Và chính trong lao động, họ đã khẳng định mình là những con người tài hoa: đan lờ, cài nan hoa. Những công cụ lao động bình thường trong tay họ cũng trở thành những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Họ sống một cuộc sống tuy vất vả nhưng những con người ấy luôn vui vẻ và lạc quan. Vách nhà không chỉ được ken bằng gỗ mà còn được ken bởi những câu hát si, hát then, hát lượn. Con người sống hoà hợp với thiên nhiên và thiên nhiên quê mình cũng rất nghĩa tình. Rừng không chỉ cho lâm sản quý mà còn cho hoa, con đường không chỉ đi ngược về xuôi mà còn để nối những tấm lòng. Cứ thế, con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương. Quê hương đối với con người là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, thể chất. Cha muốn con ghi lòng tạc dạ, ý thức sâu sắc về cội nguồn hạnh phúc của con người chính là gia đình và quê hương.

"Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá ko chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"

Đời sống có rất nhiều niềm vui nhưng cũng không tránh khỏi nỗi buồn, vấn đề quan trọng là phải có ý chí, nghị lực. Người đồng mình sống như sông như suối, lên thác xuống ghềnh chẳng lo nhọc nhằn, vất vả. Và con người chẳng ai được chọn gia đình và quê hương để sinh ra, 'người đồng mình' sống trên một vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt, mênh mang là đá xen lẫn thung sâu. Thế nhưng họ không chê đá gập ghềnh, không chê thung nghèo đói. Họ bền bỉ gắn bó thuỷ chung với quê hương.Người đồng mình thô sơ da thịt, ăn mặc giản dị, chỉ có áo chàm khăn piêu, lời nói mộc mạc, thô kệch, chân thành. Tuy thế nhưng chẳng ai nhỏ bé về mặt tâm hồn. Quê hương đã hun đúc chí khí, nuôi dưỡng tâm hồn khiến họ thành những con người có sức mạnh, có ý thức tự lập tự cường, ' tự đục đá kê cao quê hương', đồng thời cũng duy trì những truyền thống tốt đẹp, bảo vệ những phong tục tập quán.

Cha chỉ muốn con tự hào về quê hương, lấy đó làm hành trang vững bước vào đời. Con đừng chê quê hương, đừng chối bỏ cội nguồn dù cho gia đình, quê hương còn khó khăn, nghèo đói. Con hãy vững vàng bước trên đường đời. Cuộc sống dù có nghèo khổ thì con cũng không được thay đổi, phải giữ lấy cái cốt cách giản dị, mộc mạc của người lao động. Có thế con mới trưởng thành, lớn khôn nên người

"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con"
Về Đầu Trang Go down
 
[NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bài thơ Nói với con của Y Phương
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương
» [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bé Thu(Chiếc lược ngà)của Nguyễn Quang Sáng
» [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
» [NGỮ VĂN] Bài nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
» [THẢO LUẬN] ^^Học cách học^^

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 9a1 trường Hậu Giang :: Góc học tập :: Tài liệu học tập-
Chuyển đến